ĐỊA LONG (giun đất)
Tên khoa học: Pheretima asiatica Michaelsen; Họ cự dẫn (Megascolecidae)
Bộ phận dùng: Cả con. Đào lấy thứ khoang cổ, tức là giun già, hay ở chỗ mô đất hoặc nền đình chùa, nhiều nhất ở gốc bụi chuôi lâu năm. Muốn dễ bắt giã lá nghệ răm ngâm nước đổ lên, có giun thì nó trườn lên. Không dùng thứ giun tự bò lên mặt đất vì đó là giun có bệnh.
Thành phần hóa học: có lumbritin (tác dụng dung huyết). Terrestro-lumbrilysin (có độc). Lumbrifebrin và tyrosin (giải nhiệt).
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính hàn. Vào ba kinh vị, thận và đại trường.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thủy.
Công dụng: Trị thương hàn phục nhiệt điên cuồng, to bụng, hoàng đản, trị ác sang, sốt rét (cấp, mạn), kinh phong, tràng nhạc v.v…
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Người hư hàn mà không thực nhiệt thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Lấy 16 lạng giun đất, ngâm nước vo gạo nếp một đêm, vớt ra tẩm rượu một ngày, sấy khô, cho lẫn xuyên tiêu, gạo nếp mỗi thứ 2 đồng rưỡi rồi sao chung. Hễ gạo nếp chín vàng là được (Lôi Công).
- Nay dùng nướng khô tán bột, hoặc lẫn muối vào cho hóa ra nước, hoặc đốt tồn tính, hoặc để sông giã nát, tùy theo trường hợp mà dùng (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Bắt lấy giun khoang cổ, rửa sạch, dùng dao tre xâu vào đầu nó, lách dọc một đường, rửa sạch trong ruột, nhúng vào nước ấm cho nó hơi cứng và bớt nhớt, phanh nó trải lên giữa nong hoặc nia mà phơi, thấy hơi se thì mang vào sấy khô, giòn, cất kín, hoặc mang bán cho hiệu thuốc. Khi dùng lấy giun khô tẩm rượu hoặc tẩm gừng sáo qua dùng hoặc tán bột.
Cũng bắt giun khoang cổ, ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch, lại nhúng vào nước ấm cho nó hơi săn lại, rồi mang phơi khô nửa chừng, lấy vào bắt vuốt từng con cho nó đẹp và thẳng ra rồi sấy nhẹ cho khô giòn.
Khi dùng cũng tẩm rượu hoặc gừng sao qua như trên.
Bảo quản: Dễ bị sâu, cần để nơi kín, khô ráo.
0 nhận xét:
Post a Comment