CÙ TÚC XÁC (thuốc phiện)
Tên khoa học: Papaver somniferum L.; Họ thuốc phiện (Papaveraceae)
Bộ phận dùng: Vỏ quả cây thuốc phiện đã khứa lấy nhựa.
Vỏ quả già, nguyên quả hoặc vỡ đôi, không vụn nát, đã lấy hết hột, nhưng có khi cũng còn hột.
Thành phần hóa học: Chứa các alcaloid (morphin, codein, nicotin, tebain, nacxein, papaverin…).
Tính vị - quy kinh: Vị chua, hơi hàn, không độc. Vào thận kinh.
Tác dụng: Liễm phế, sáp tràng, cố tinh, chỉ đau. Dùng làm thuốc trừ đờm, trấn kinh.
Chủ trị:
Dùng sống: trị tả lỵ, thoát giang, trị di tinh, làm giảm cơn đau bụng, đau gân xương.
Dùng chín: trị ho lâu năm.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Bệnh lỵ mới phát và ho do phong, có hỏa thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy nước rửa ướt, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, phơi râm, thái nhỏ, tẩm giấm sao, hoặc tẩm mật sao hay nướng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch bụi bẩn, nếu cần bỏ hết hột còn sót lại, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi râm cho khô (dùng sống) cũng có khi tẩm mật ong sao qua, hoặc tẩm giấm sao vàng (dùng chín). Có thể tán bột mịn, dùng làm hoàn tán.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh làm vụn nát.
0 nhận xét:
Post a Comment