Home » » THUỐC HOÀN

THUỐC HOÀN

Đăng bởi Thai Nguyen on Tuesday, June 26, 2012 | 10:28 AM

D. THUỐC HOÀN

Thuốc hoàn là một dạng thuốc làm bằng dược liệu tán mịn và chát dính làm thành viên.
Những bài thuốc có vị độc (thạch tín, hùng hoàng, hoàng nàn…) hoặc có chất thơm không sắc được và dùng để trị bệnh suy nhược mạn tính thì phải bào chế dạng thuốc hoàn.
Thuốc hoàn có những thuận lợi sau đây:
1. Thuốc tan chậm, do đó thuốc ngấm dần làm cho thuốc có tác dụng trị bệnh mạn tính (hoàn có nghĩa là hoãn sự thẩm hút).
2. Làm dễ uống đồi với cốc vị thuốc có mùi vị khó chịu (a ngùy, hắc phàn…).
3. Thuốc uống đúng liều lượng
4. Thuốc ít bị ảnh hưởng của không khí và hơi nước nên dễ bảo quản hơn thuốc tán.

1. Thành phần thuốc hoàn

1.1. Dược liệu
Thường là thảo mộc, động vật, thuốc cao đặc hoặc khô…
1.2. Tá dược
Là những chất không làm ảnh hưởng tới thuốc và còn có tác dụng làm tăng tính chất chữa bệnh của thuốc. Tá dược thay đổi tùy theo tính chất của dược liệu và thường trong công thức có ghi rõ dùng tá dược nào. Tá dược thường dùng là mật, bột nếp, nước, cao động vật v.v.
Nếu trong bài thuốc có sẵn mật, đường thì dĩ nhiên ta lấy những vị này để làm tá dược.

2. Dụng cụ làm thuốc hoàn

-   Thuyền tán: hiện nay có nhiều cải tiến để tăng năng suất, giảm sức lao động, được vệ sinh hơn. Tán nhiều thì dùng máy tán. Máy tán bằng bi có độ mịn cao hơn.
-   Rây: dùng rây làm bằng inox có số 22 hoặc 24.
-   Sàng: làm bằng inox để chọn lọc độ to nhỏ của viên thuốc theo yêu cầu: ít nhất là 2, 3 cỡ.
-   Máy trộn bột ướt: khi làm hoàn mềm
-   Bàn chia viên: để lăn và cắt thành viên. Cần có nhiều cỡ bàn 0,10 - 0,20g.
-   Máy bao viên: thay thúng lắc để làm viên nhỏ 0,10g - 0,15g (hoàn cứng).
-   Máy làm viên mềm: thay cho bàn lăn và ống in viên.
-   Tủ sấy: bằng điện, nhiệt độ 600 - 800C.

3. Cách bào chế:

Dược liệu được dùng nhiều nhất là thuốc phiến đã được sao tẩm theo yêu cầu của bài thuốc, sấy nhẹ cho khô rồi tán riêng hoặc tán chung, rây lấy bột mịn rồi trộn đều với tá dược làm viên. Cách làm thường chia mấy loại tùy theo tính chất của tá dược và phương pháp làm viên. Có hai phương pháp làm viên hoàn là phương pháp chia viên và phương pháp bao viên. Chọn phương pháp làm viên phải dựa vào tính chất của tá dược và trang thiết bị sẵn có.

3.1. Phương pháp chia viên (hoàn mềm)

Thường dùng mật ong vì bảo quản dễ, hơn nữa mật ong có nhiều chất dinh dưỡng hơn các mật khác. Mật ong nên chọn thứ trong, trắng, đặc. Loại sắc đỏ thẫm hoặc có lẫn xác ong non thì không nên dùng vì dễ làm hỏng thuốc. Mật ong đã được chọn, đun nhanh cho sôi bồng, vớt bỏ bọt (nếu để bọt thì viên thuốc dễ bị mốc và mọt), cô lại bằng cách thủy, đến khi nhỏ một giọt vào nước lạnh mà không tan là được. Cô xong, trộn dần với bột thuốc trong cối đá, giã nhuyễn và dẻo, đến khi không dính chày cồi là được. Dùng bàn chia viên rồi vo thành các viên tròn hay dùng máy chia viên. Viên hoàn mềm thường có cỡ từ 6 - 9g.
Thuốc hoàn mật dùng trị bệnh suy nhược mạn tính và dùng lâu.

3.2. Phương pháp bao viên (hoàn cứng)

Phương pháp này có thể chia thành 4 giai đoạn:
-   Gây nhân: nhân là những hạt nhỏ, là cơ sở để làm viên. Gây nhân là giai đoạn quan trọng để quyết định số lượng và chất lượng viên. Có hai phương pháp gây nhân.
+   Đi từ bột dược liệu: lấy một ít bột dược liệu làm ẩm với tá dược, xát qua cỡ rây thích hợp thành những hạt tròn.
+   Đi từ các hạt có sẵn: từ các hạt tròn của các cây thuốc sẵn có như thỏ ty tử, bạch giới tử… cũng có thể dùng đường kính làm hạt.
-   Bao viên: có thể bao bằng thúng lắc hay nồi bao đến kích thước nhất định. Trong quá trình bao phải chú ý đến khâu sấy viên, tránh nứt nẻ.
-   Áo viên thuốc: sau khi thuốc đã được chia thành viên, Đông y thường "áo" viên thuốc lại, mục đích để:
+   Viên thuốc giữ được hương vị trong lần áo đó.
+   Viên thuốc để được lầu.
+   Viên thuốc được đẹp hơn, màu sắc được đồng đều.
+   Đưa viên thuốc đến tận ruột (nếu có).
Tá dược dùng để áo thường là lựa chọn vị thuốc có trong công thức như thục địa, dây tơ hồng, hoạt thạch, hùng hoàng, chu sa hoặc là dược liệu có lông gây ngứa mà không dùng bột được (kim anh tử…). Dược liệu dùng để áo phải có mấy điều kiện sau đây:
•   Dễ nấu thành cao lỏng hoặc dễ tán mịn.
•   Có màu sắc đẹp.
•   Để lâu không bị mốc (bài số 5).
-   Đánh bóng viên: sau khi bao áo xong, sấy cho se mặt viên và đưa vào máy quay để đánh bóng mặt viên. Có thể dùng paraphin hay sáp ong để đánh bóng viên. Qua giai đoạn đánh bóng, viên thuốc lại được bao thêm một lớp nữa giúp cho tác dụng bảo quản và làm cho viên tròn, đẹp, đảm bảo độ chắc của viên.
Phương pháp bao viên áp dụng khi làm thuốc hoàn cứng. Người ta thường chia hai loại hoàn là hoàn hồ và hoàn nước.

3.2.1. Thuốc hoàn hồ: 

Hồ thường dùng là bột gạo nếp, cho nước vào, đun sôi quấy đều thành hồ.
Hồ loãng thì cứ 1kg bột thuốc dùng 20 - 30g bột gạo đun với 800 - 900ml nước để thuốc chóng tiêu; hồ đặc thì cứ 1kg bột thuốc dùng 50g bột đun với 600ml nước để cho thuốc chậm tiêu (hồ này ít dùng), Hồ lỏng quá thì viên thuốc chóng rời bã; hồ đặc quá thì viên thuốc cứng rắn, khó tiêu. Được hồ rồi, lấy một ít bột dược liệu trộn với ít nước hồ cho hơi mềm rồi xát qua sàng thưa để làm hạt gây con: sấy khô. Cho hạt này vào máy bao viên vẩy nước hồ, cho máy chạy rồi lần lượt cho bột, nước hồ, lắc tới khi đạt được cỡ viên yêu cầu. Phải dùng sàng để loại viên cỡ bé và cỡ to quá, bé thì lắc lại, to thì phá đi làm lại (ít xảy ra). Loại viên này có khối lượng từ 0,10 - 0,50g.
Dùng hồ làm hoàn khi bài thuốc không có đường mật, cao động vật, hoặc dược liệu không có đủ chất dính (bài số 2).

3.2.2. Thuốc hoàn nước: 

Dùng nước làm hoàn phải có điều kiện cốt yếu là dược liệu có sẵn chất dính và trong bài thuốc không có mật, đường, cao động vật… nếu có những vị này thì pha loãng ra với nước mà lắc viên (đối với mật thì đun sôi bỏ bọt).
Số lượng nước dùng để rẩy lên bột từ 80% đến 90% (thuốc nam) và từ 40% đến 50% (thuốc bắc) so với bột dược liệu. Làm viên bằng thùng lắc (bài số 3).
Thuốc hoàn nước có đặc điểm dễ tan hơn thuốc hoàn mật hoặc hồ, dùng để chữa các bệnh cấp tính và ở thượng tiêu, nhưng khó bảo quản vì dễ nát và mốc.
Thuốc hoàn dùng trị bệnh ở thượng tiêu (tim, phổi) hoặc ở hạ tiêu (gan, thận) thì làm viên cỡ 0,10g; dùng trị bệnh ở trung tiêu (tỳ vị) thì làm viên cỡ 0,20g trở lên.
Đối với thuốc có vị độc thì nên viên bằng hạt vừng (nếu bài thuốc chỉ có 1 - 2 vị) hoặc bằng hạt đậu xanh (nếu bài thuốc có 3 - 4 vị).
Tóm lại, trên đây là những phương pháp căn bản để làm thuốc hoàn. Kỹ thuật bào chế từng bài thường thay đổi tùy theo tính chất của dược liệu trong công thức, không thể trình bày hết được. Từng bài nói chung phải thử xem có thích ứng với tá dược nào, với dụng cụ nào, sau đó mối làm hàng loạt được.
Làm thuốc hoàn phải chú ý vệ sinh dụng cụ, tránh ruồi nhặng, nên dùng cách sấy hơn là phơi nắng, tránh bụi bặm, thành phẩm phải đóng gói vào chai lọ sạch sẽ, gắn xi sáp, để chỗ mát.

BÀI SỐ 1: BỔ ÂM NHUẬN TRÀNG

Thành phần:    
Lá dâu khô    09 kg
Mè đen          06 kg
Mật ong         13 kg
Điều chế: dùng lá dâu bánh tẻ, phơi âm can cho khô, vò bỏ gân lá. Mè đen sàng sẩy rồi rửa sạch để gạn bỏ sạn và các tạp chất, phơi khô, tán bột mịn với lá dâu. Mật ong cô lại, trộn đều giã nhuyễn, làm viên 0,5g.
Thành phẩm:   20,180kg

BÀI SỐ 2: NHÂN SÂM BẠI ĐỘC

Thành phần:
Sa sâm                 1 kg             Chỉ xác         0,5kg
Độc hoạt              0,5kg           Cát cánh       0,2kg
Sài hồ                  0,5kg            Bạch linh      0,5kg
Tiền hồ                0,5kg           Cam thảo       0,2kg
Xuyên khung      0,5kg            Hồ loãng       vđ (vừa đủ)
Khương hoạt      0,5kg
Điều chế: các vị tán bột mịn (rây số 22), gây con. Dùng nước hồ loãng làm viên bằng thúng lắc hoặc máy bao viên, sấy qua cho khô.
Thành phẩm:   4,400 kg

BÀI SỐ 3: CỐ TINH HOÀN

Thành phần:
Liên nhục         2 kg            Hoài sơn       2 kg
Khiếm thực      0,5 kg         Liên tu          1 kg
Sừng nai           1 kg           Kim anh tử    0,5kg
Nước               vđ
Điều chế: sừng nai cưa nhỏ, hầm trấu. Kim anh tử nấu lấy 4,81 nước cao. Các vị khác cùng với sừng nai đã chế tán bột, rây mịn, gây con. Dùng nước kim anh tử để làm viên với thúng lắc hoặc máy bao viên.
Thành phẩm:   5,8kg.

BÀI SỐ 4: DẠ DÀY SỐ 8

Thành phần:
Ô tặc cốt                  1 kg
Cam thảo                 0 kg 75
Thổ bối mẫu            0 kg75
Tá dược:
Bột tùng hương       0kg80 - (10%)
Hoạt thạch              0kg40 - (5%)
Bột nếp                   0kg56 - (7%)
Nước vừa đủ           4lít 50
Điều chế: lấy nước nấu với bột nếp thành hồ loãng. Các dược liệu bào chế đúng quy cách, sấy khô tán bột mịn, trộn với các tá dược. Dùng nước hồ làm cốm, sấy khô, nén viên 0,50g.
Thành phẩm:   6,650 kg

BÀI SỐ 5: BÁT VỊ HOÀN

Thành phần:
Thục địa   2,4kg         Hoài sơn   1,2kg
Sơn thù   1,2kg           Đơn bì   0,9kg
Trạch tả   0,9kg          Bạch linh   0,9kg
Nhục quế   0,6kg        Phụ tử chế   0,3kg
Nước       vđ               Mật ong   3,0kg
Điều chế: thục địa nấu với nước lấy 480ml. Lấy 240ml cao này trộn với 2,8kg mật ong và 3kg nước đun sôi (bỏ bọt). Các vị khác cùng với bã thục địa sấy khô tán bột mịn, gây con, vẩy nước mật ong vào bột làm viên bằng máy vo viên. Lấy 240ml cao thục địa còn lại trộn với 0,2kg mật ong còn lại, để áo viên thuốc bằng máy vo viên.
Thành phẩm:   9,2kg.
Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger