C. THUỐC CAO NƯỚC
Thuốc cao nước là những dạng thuốc dùng nước để nấu dược liệu rồi cô lại đến mức độ nhất định.
Bào chế dạng thuốc này phải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu nấu lấy nước; giai đoạn hai cô lại các nước nấu; giai đoạn cuối thêm đường hay mật hoặc rượu để làm ra thành phẩm.
Dược liệu dùng phải chế biến (thái, bào, sao tẩm…) theo yêu cầu từng loại. Số lượng nước dùng không quá số lượng cần thiết để rút hoạt chất, thường gấp 4 đến 6 lần trọng lượng dược liệu vì nếu dùng nhiều nước quá thì thời gian cô phải kéo dài, sức nóng và không khí làm hỏng phẩm chất thuốc.
Thời gian đun cũng tùy theo dược liệu: thân rễ cứng 6 - 8 giờ, lá cành nhỏ 4 - 6 giờ cho một lần nấu 20 kg dược liệu.
Khi cô hoặc khi cô gần được phải cô cách thủy ở nhiệt độ thấp (đối với loại cao đặc).
Dụng cụ dùng nấu cao thường là thùng nhôm hoặc inox; không nên dùng đồ sắt, gang.
Căn cứ vào thể chất mà người ta chia thành các loại cao như sau:
1. Cao lỏng: có thể chất lỏng sánh, có mùi đặc trưng của dược liệu bào chế cao, có thể dùng trực tiếp để điều trị bệnh. Tỷ lệ giữa thể tích cao và lượng dược liệu bào chế cao thường là 1:1 (1g dược liệu thu được 1ml cao lỏng), ngoài ra nếu dược liệu có thể chất cứng rắn, tỷ trọng cao như các khoáng vật, thân gỗ… thì có tỷ lệ dược liệu và thể tích cao có thể từ 1:3 đến 1:5.
2. Cao mềm và cao đặc: là hai loại cao này đều được bào chế từ cao lỏng bằng cách cô đến thể chất nhất định.
+ Cao mềm: thể chất lỏng sánh như mật đặc, hàm lượng nước trong cao khoảng 20-25%.
+ Cao đặc: thể chất dẻo, đặc quánh, sờ không dính tay, hàm lượng nước trong cao khoảng 10-15%.
3. Cao khô: là khối xốp hoặc bột khô đồng nhất, hàm ẩm trong cao không quá 5%.
Cao mềm, cao đặc và cao khô thường được dùng để bào chế các loại thuốc khác, không dùng trực tiếp để uống.
Đông y rất thường dùng cao nước để trị bệnh mạn tính, làm thuốc bổ.
Nấu cao nước rất phức tạp, tùy theo từng bài mà bào chế cho thích hợp. Dưới đây xin giới thiệu bài "cao trâu cổ" để làm điển hình.
Thành phần:
Trâu cổ 20 kg
Đậu đen tồn tính 04 kg
Đường cát trắng 3,2 kg
Rượu đế 04 lít
Nước vừa đủ
Điều chế:
Thân trâu cổ thái nhỏ, mỏng rửa sạch phơi khô cho vào thùng cài phên để khỏi bồng. Đổ nước ngập dược liệu trên 10 cm, đun sôi.
Đậu đen: đổ ngập nước đun sôi đến nhừ mềm, lọc qua vải thưa, lấy nước tiếp vào thùng trâu cổ. Đun sôi đều lửa trong 6 giờ, thỉnh thoảng lấy thêm nước sôi cho đủ mức nước cũ và đảo dược liệu trong thùng, chắt lấy nước, lọc qua vải, để lắng 3 - 4 giờ, gạn lấy nước thứ nhất. Cô dần nước này lại. Bã còn lại, đổ ngập nước đun sôi trong 4 giò: chắt, lọc, để lắng, gạn lấy nước thứ hai.
Dồn 2 nước lại, lấy ra 2 lít để riêng, rồi đem cô chỗ còn lại cho đến khi còn 4 lít cao nước (1ml = 5g dược liệu khô).
Lấy 2 lít nước cao đã để riêng cho vào nồi nhôm khác. Cho 3,2 kg đường kính vào, đun sôi, quấy cho tan, lọc kỹ, lấy nước đường này cho vào 4 lít cao nói trên, để nguội rồi pha vào 4 lít rượu trắng để lắng. Thành phẩm: 10 lít.
Đóng vào chai 120 ml (đã tiệt trùng), gắn sáp, dán nhãn, để nơi râm mát.
0 nhận xét:
Post a Comment