Home » , » Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu

Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu

Đăng bởi Thai Nguyen on Saturday, February 11, 2012 | 4:16 AM

8. Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu:

Tinh dầu và các dược liệu chứa tinh dầu có một phạm vi sử dụng rất rộng lớn trong đời sống hàng ngày của con người, trong nhiều ngành khác nhau.

7.1.8.1. Trong Y dược học:

* Một số tinh dầu được dùng làm thuốc. Tác dụng của tinh dầu được thể hiện:

- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá, lợi mật, thông mật

- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina.

- Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: Dược liệu chứa tinh dầu giàu anethol: Đại hồi...

- Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng:

+ Trị giun: Tinh dầu giun, santonin.

+ Trị sán: Thymol,

+ Diệt ký sinh trùng sốt rét: Artemisinin.

- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ v.v.. khi sử dụng ngoài da.

* Một số dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu vừa sử dụng dạng dược liệu như quế, hồi, đinh hương, tiểu hồi, bạc hà, hạt mùi, bạch đàn để dùng làm thuốc. Nhưng cũng có những dược liệu chỉ sử dụng tinh dầu như: Long não, màng tang, dầu giun v.v.. Và cũng có rất nhiều dược liệu chứa tinh dầu chỉ sử dụng dược liệu để làm thuốc mà không sử dụng tinh dầu như đương qui, bạch truật, thương truật, phòng phongv.v..

* Trong y học cổ truyền, các dược liệu chứa tinh dầu thường gặp trong các nhóm thuốc sau:

- Thuốc giải biểu, chữa cảm mạo phong hàn (tân ôn giải biểu) và cảm mạo phong nhiệt (tân lương giải biểu). Nhóm tân ôn giải biểu gồm: Quế chi, sinh khương, kinh giới, tía tô, khương hoạt, hành, hương nhu, tế tân, bạch chỉ, phòng phong, mùi... Nhóm tân lương giải biểu gồm: Cúc hoa, hoắc hương, bạc hà...

- Thuốc ôn lý trừ hàn, hồi dương cứu nghịch, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thông mạch, giảm đau, làm ấm cơ thể trong các trường hợp chân tay lạnh, hạ thân nhiệt, đau bụng dữ dội, nôn mửa, truỵ tim mạch: Thảo quả, đại hồi, tiểu hồi, riềng, đinh hương, sa nhân, can khương, xuyên tiêu, ngô thù du, nhục quế.

- Thuốc phương hương khai khiếu: Có tác dụng kích thích, thông các giác quan, khai khiếu trên cơ thể, trừ đờm thanh phế, khai thông hô hấp, trấn tâm để khôi phục lại tuần hoàn: Xương bồ, xạ hương, cánh kiến trắng, mai hoa băng phiến.

- Thuốc hành khí, có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, giải uất, giảm đau: Hương phụ, trần bì, hậu phác, uất kim, sa nhân, mộc hương, chỉ thực, chỉ xác, thanh bì, trầm hương.

- Thuốc hành huyết và bổ huyết: Xuyên khung, đương qui.

- Thuốc trừ thấp: Độc hoạt, thiên niên kiện, hoắc hương, hậu phác, sa nhân, thảo quả, mộc hương.

7.1.8.2. Ứng dụng trong các ngành kỹ nghệ khác:

* Kỹ nghệ thực phẩm:

- Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dưới dạng gia vị: Quế, hồi, đinh hương, hạt cải, mùi, thì là, thảo quả, hạt tiêu v.v.. Tác dụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.


- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt, đồ đóng hộp ...: vanilin, menthol, eucalyptol v.v..

- Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, tinh dầu đinh hương...

- Một số được dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống: Tinh dầu vỏ cam, chanh ...

- Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sản xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu Bạc hà, hoa nhài, hạt mùi...

Một điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu trong thực phẩm là không nên quá lạm dụng, vì không phải tinh dầu không độc. Vì thế người ta có những quy định rất chặt chẽ khisử dụng tinh dầu: quy định liều thường dùng, liều tối đa trong thức ăn cũng như trong đồ uống hoặc và các chế phẩm khác với từng loại tinh dầu.

* Kỹ nghệ pha chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, các hương liệu khác:

Đây là một ngành công nghiệp rất lớn, sử dụng chủ yếu là nguồn tinh dầu trong thiên nhiên, ngoài ra còn có những chất thơm tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Xu hướng ngày càng sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện nguồn tài nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger