Home » , » KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHẤT KHÁNG VI SINH VẬT

KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHẤT KHÁNG VI SINH VẬT

Đăng bởi Thai Nguyen on Monday, February 13, 2012 | 9:49 PM

I. KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHẤT KHÁNG VI SINH VẬT
            Những chất kháng vi sinh vật đươc chia ra các loại:
            - Các chất sát khuẩn như  iod, cresol, natri hypochlorid...
            - Các chất kháng khuẩn gồm các sulfonamid, các chất kháng sinh.
            - Các chất kháng ký sinh trùng sốt rét.
            - Các chất kháng lỵ amib và các đơn bào khác.
            - Các chất kháng nấm mốc.
            Khái niệm “kháng sinh“ được nhà bác học Louis Pasteur nêu ra lần đầu tiên. Pasteur nhận thấy rằng trực khuẩn gây bệnh than bị diệt rất nhanh trong môi trường  có lẫn vi trùng gây thối. Pasteur kết luận hiện tượng đó là “sự đấu tranh sinh tồn giữa vi khuẩn bệnh than và các vi khuẩn khác“. Năm 1929 Fleming ở Anh phát hiện nấm Penicillium cũng có hiện tượng trên và đến năm 1940 thì Penicillin được phân lập và áp dụng trên lâm sàng. Từ đó nhiều chất kháng sinh quý giá khác được tìm ra.
            Các chất kháng sinh bao gồm những chất hữu cơ có nguồn gốc sinh vật (vi sinh vật, thực vật, động vật) có khả năng diệt hoặc kìm hãm sự phát triển các vi sinh vật khác; các chất kháng sinh thường có tác dụng mạnh ở nồng độ rất thấp và đặc hiệu lên các vi sinh vật khác nhau.
            Có tác giả muốn dành từ kháng sinh  để chỉ những chất  có nguồn gốc vi sinh vật, tuy nhiên các tài liệu trên thế giới hiện nay vẫn dùng từ kháng  sinh  để chỉ  những chất có nguồn gốc thảo mộc. Một số tài liệu của Liên Xô cũ thì dùng từ “phytoncid“ để chỉ những chất có tác dụng kháng vi sinh vật có nguồn gốc thực vật bậc cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger