I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ COUMARIN.
Trong phần trước, chúng ta đã xét những dẫn chất benzo g-pyron (phần flavonoid). Ở đây coumarin là những dẫn chất a - pyron có cấu trúc C6- C3.
Benzo a-pyron là chất coumarin đơn giản nhất tồn tại trong thực vật được biết từ năm 1820 trong hạt của cây Dipteryx odorata Willd. thuộc họ Đậu. Cây này mọc ở Brazil, có trồng ở Venezuela và còn có tên địa phương là “ Coumarou”, do đó mà có tên coumarin. Benzo a-pyron còn có trong lá cây Asperula odorata L. họ Cà phê, trong một số cây thuộc chi Melilotus họ Đậu. Chất này có mùi thơm dễ chịu, được dùng làm hương liệu. Trong kỹ nghệ, benzo a - pyron được tổng hợp từ aldehyd salicylic, anhydrid acetic và natri acetat.
Người ta có thể coi a-pyron là một lacton (este nội) của acid hydroxy-cinnamic vì khi cho tác dụng acid vô cơ lên acid hydroxycinnamic, ví dụ HCl thì sẽ đóng vòng lacton. Ngược lại, vòng lacton sẽ bị mở vòng khi tác dụng bởi kiềm. Sự mở vòng và đóng vòng có tính thuận nghịch. Đứng về mặt sinh nguyên, sự tạo thành coumarin cũng qua con đường acid shikimic rồi tạo thành acid prefenic (đã trình bày trong phần flavonoid).
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢONgô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 nhận xét:
Post a Comment