Home » , » CÁNH KIẾN ĐỎ-Lacca

CÁNH KIẾN ĐỎ-Lacca

Đăng bởi Thai Nguyen on Tuesday, January 31, 2012 | 8:00 PM

CÁNH KIẾN ĐỎ
Lacca

Cánh kiến đỏ là chất nhựa tự nhiên do sâu cánh kiến Laccifer lacca Kerr thuộc ho Sâu cánh kiến - (Lacciferidae) hút từ dịch vỏ cây tiết ra. Sâu cánh kiến thường chỉ gặp ở Ấn Độ, Pakixtan, Miến Điện, Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Trung Quóc và Đông Dương.

Nhu cầu thế giới lên tới 5 vạn tấn 1 năm.

Vòng đời của sâu là 6 tháng, nên mỗi năm có 2 vụ thu hoạch: Vụ chiêm (tháng 4 - 5) và vụ mùa (tháng 9 - 10).

Ở Việt Nam, có 241 cây có thể làm cây chủ đối với sâu cánh kiến, mấy cây chính là đậu thiều, cọ phèn, cọ khiết, pia niếng, sung, đa, đề, nhãn, vải, táo.

Cánh kiến đỏ có nhiều ở tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Tây Ninh.

Sâu cánh kiến cho mấy sản phẩm: Nhựa hạt, nhựa vẩy, nhựa tẩy trắng.

Thành phần hoá học

Cánh kiến đỏ chứa:

- Nhựa 4%: Gồm nhựa mềm tan trong ether (25%) và nhựa cứng không tan trong ether (75%). Nhựa là hỗn hợp các poliester dẫn chất của các acid béo có nhóm OH và các acid thuộc nhóm sesquiterpen.

Các acid là acid aleuritic (22%), acid senlolic, acid jolaric, acid butonic, acid tetradecanoic, acid hexadecanoic, acid octadecanoic...

- Chất màu (2 - 3%): Gồm các chất đỏ tan trong nước là phức hợp của nhiều loại acid laccaic, chất màu vàng không tan trong nước, erytrolaccin (1, 2, 5, 7 tetrahydroxy-4-methylantraquinon).

- Sáp (6,6%): Trong đó phần tan trong cồn nóng chiếm 80% và phần tan trong benzen chiếm 20%.

- Các muối, đường (glucose, arabinose, fructose).

- Tạp chất: Xác sâu kiến, đất, cát.

Công dụng và liều dùng

Cánh kiến đỏ là vị thuốc hạ sốt mà không làm ra mồ hôi, ngày dùng 4 - 6g. Cánh kiến đỏ (dạng nhựa vẩy và nhựa hạt) dùng làm thuốc bao viên và dùng trong nha khoa (chống mòn răng và sâu răng).

Cánh kiến đỏ là nguyên liệu tổng hợp các chất dẻo, chất tạo màng (verni), chất cách điện, keo dán và xi măng.

Acid aleuritic là nguyên liệu tổng hợp civeton, dihydrociveton dùng trong hương liệu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger