DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học chương “Dược liệu chứa carbohydrat” sinh viên phải biết được:
- Tinh bột :
- Cấu trúc hóa học
- Phương pháp chế tinh bột
- Phương pháp xác định sự có mặt của tinh bột trong dược liệu
- Công dụng
- Dược liệu chứa tinh bột : Ý dĩ, hoài sơn, trạch tả
- Cellulose :
- Cấu trúc hóa học
- Dẫn chất của cellulose và công dụng
- Dược liệu chứa cellulose : bông
- Gôm, chất nhày, pectin
- Phân biệt gôm, chất nhày
- Công dụng của gôm, chất nhày, pectin
- Kiểm nghiệm dược liệu chứa chất nhày
- Dược liệu chứa gôm, chất nhày : gôm arabic, mã đề, sâm bố chính, thạch
- Chitin, chitosan
- Cấu trúc hóa học
- Nguồn gốc
- Công dụng
ĐỊNH NGHĨA:
Carbohydrat là những thành phần rất quan trọng của thực vật. Carbohydrat là nơi tích trữ năng lượng từ ánh sáng mặt trời qua quá trình quang hợp, là nguồn nuôi sống loài người và loài vật. Đầu tiên, sau khi nghiên cứu những đường đơn giản người ta thấy cấu tạo của đường tương ứng với công thức Cn(H2O)n nên gọi là carbohydrat, ví dụ glucose C6H12O6 có thể viết C6(H2O)6. Về sau, khi nghiên cứu kỹ, người ta thấy một số đường không thể viết được công thức chung Cn(H2O)n, ví du: methyl pentose CH3-(CHOH)4-CHO, hoặc có một số chất tuy không phải thuộc carbohydrat, ví du: acid lactic CH3-CHOH-COOH thì lại viết được theo công thức trên: C3(H2O)3. Do đó hội nghị danh pháp quốc tế có đề nghị gọi là glucid, tuy nhiên từ carbohydrat vẫn còn thông dụng.
Có thể định nghĩa carbohydrat hoặc glucid là những nhóm hợp chất hữu cơ gồm những monosaccharid, những dẫn chất và những sản phẩm ngưng tụ của chúng. Monosaccharid là những chất polyhydroxyaldehyd (aldose) và poly-hydroxyceton (cetose) có thể tồn tại dưới dạng mạch hở và dạng mạch vòng bán acetal. Những sản phẩm ngưng tụ tức là những oligosaccharid.
Carbohydrat có thể chia thành 3 nhóm: monosaccharid, oligosaccharid và polysaccharid (oligo theo tiếng Hy Lạp là một ít).
1. Monosaccharid là những đường đơn không thể cho carbohydrat đơn giản hơn khi bị thủy phân, monosaccharid tồn tại trong tự nhiên từ tetrose đến nonose.
2. Oligosaccharid là những carbohydrat khi thủy phân thì cho từ 1 đến 6 đường đơn giản hơn ví dụ: maltose (= 4-O-a-D-glucopyranosyl-D-glucose), gentibiose (= 6-O-b-D-glucopyranosyl-D-glucose), cellobiose( = 4-O-b-D-glucopyranosyl-D-glucose), lactose (= 4-O-b-D-glucopyranosyl-D-glucose)...
3. Polysaccharid có phân tử rất lớn gồm nhiều monosaccharid nối với nhau ví dụ: tinh bột, cellulose, gôm, pectin, chất nhầy.
Dưới đây chỉ đề cập đến phần polysaccharid. Phần oligosaccharid và monosaccharid sinh viên đã được học ở môn Hóa hữu cơ và Hóa sinh.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 nhận xét:
Post a Comment