5.2. Chiết xuất các alcaloid của thuốc phiện
5.2.1. Đại cương
Cây thuốc phiện còn có tên là A phù dung, A phiến ...
Tên La tinh: Papaver somniferum L, họ Papaveraceae.
Cây thuốc phiện được trồng nhiều nhất tại Châu á: Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La ...); tại Châu Âu: Nam Tư, Bungari, Hy Lạp, Liên Xô....
Quả thuốc phiện (Anh túc xác) có gần hết các alcaloid của thuốc phiện nhưng tỷ lệ thấp 0,06 - 0,26%. Được dùng làm thuốc dịu đau, thuốc ngủ nhẹ, thuốc chữa ho, tả, lỵ, đau bụng...
Hạt có khoảng 25% dầu (ép lạnh), 45% dầu (ép nóng); hạt dùng để ăn như vừng; dầu dùng để ăn, chế thuốc xoa bóp, thuốc mỡ, thuốc cao...
Nhựa thuốc phiện được dùng dưới nhiều hình thức để chữa bệnh: thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc điều hòa thần kinh, ỉa chảy, lỵ...
Trong nhựa thuốc phiện có khoảng 30 alcaloid; nói chung chúng tồn tại dưới dạng meconat tức là tổ hợp với acid meconic.
5.2.2. Cấu trúc
• Khung
• Hoá chức
Hóa chức amin bậc 3: nitơ nối liền 3 hóa trị, hoặc có 1 hóa trị tự do, hóa trị này luôn luôn đính với nhóm methyl.
Các hóa chức oxy: alcol, phenol, ether nội (ether nội là 2 hóa chức của phenol hay alcol trong cùng 1 phân tử phản ứng với nhau cho ether), ether ngoại, lacton, acid, ceton nhưng đặc biệt không có ester.
5.2.3. Tính chất
• Lý tính
- Hình thể: đặc, kết tinh được tại nhiệt độ thường.
- Độ tan: khó tan trong nước, riêng codein dễ tan hơn, tan ít trong cồn 500. Các muối tự nhiên của alcaloid thuốc phiện đều có thể tan trong nước trừ narcotin.
- Năng suất quay cực: trừ papaverin và narcein không có carbon bất đối còn các alcaloid khác đều có khả năng quay cực.
• Hóa tính
- Hóa tính nitơ: tất cả đều có 1 nitơ bậc 3, là những base yếu có thể đẩy ra khỏi muối của chúng với acid bằng Na2CO3, NaHCO3, kết hợp với acid tạo muối.
- Hóa tính của oxy: nhóm hydroxy của phenol và alcol có thể ester hóa và cho dẫn xuất chữa bệnh rất quý, nhóm -OH phenol làm cho morphin có thể tan trong hydroxyd của kim loại kiềm và kiềm thổ.
5.2.4. Dược lực tính và công dụng
Nhóm 1 gồm có morphin, codein, narcein tác dụng vào hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt cảm giác, nhất là cảm giác đau đớn, alcaloid còn gây ngủ mạnh với mức độ khác nhau tuỳ theo từng alcaloid. Morphin giảm đau gây ngủ mạnh, được dùng trong những trường hợp đau nhiều như: ung thư, cơn đau sỏi mật, sỏi thận, chứng đau thắt tim ...
Codein và narcein giảm đau, gây ngủ nhẹ, tác dụng vào trung tâm cảm giác ho nên được dùng làm thuốc ho.
• Nhóm morphin:
Alcaloid chính là morphin chiếm khoảng 5-15%, monometylether của nó là codein có trong nhựa thuốc phiện khoảng 0,9-6,5%. Người ta nhận thấy trong nhựa thuốc phiện tỷ lệ morphin cao thì tỷ lệ codein thấp và ngược lại tỷ lệ morphin thấp thì tỷ lệ codein cao. Trong ngành dược dùng khối lượng rất ít morphin, còn khoảng 80-90% chuyển hóa thành codein (bằng phương pháp methyl hóa những alcaloid còn lại gần như không được sử dụng làm thuốc), riêng thebain có thể dùng để tổng hợp codein.
• Nhóm benzylisoquinolin:
Quan trọng nhất là papaverin còn các alcaloid khác không có tác dụng chữa bệnh. Papaverin làm giảm co giật, tác dụng thẳng lên cơ trơn, được dùng để điều trị các cơn đau dạ dày, chống nôn, ho vì co giật, ỉa chảy trẻ con.
Narcotin gây co thắt nhẹ, làm dịu ho, trước đây dùng làm thuốc chữa ho.
Hiện nay được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp kotarnin.
5.2.5. Sản xuất các alcaloid thuốc phiện
Quá trình tách các alcaloid của thuốc phiện bằng cách chiết với nước nóng chiết ngược dòng. Dịch chiết đậm đặc chuyển sang dạng alcaloid base bằng amoniac.
Quá trình tách các alcaloid của thuốc phiện rất phức tạp, quá trình đó được giới thiệu trong hình 17.3.
Phương pháp sản xuất morphin hydroclorid:
Theo sơ đồ hình 17.4, từ nhựa thuốc phiện chúng ta mới tách được morphin, còn các alcaloid khác chưa thu hồi được.
Ngoài ra morphin còn được điều chế bằng phương pháp trao đổi ion từ vỏ quả thuốc phiện chưa chích nhựa, với tỷ lệ 0,5-0,9% morphin. Sơ đồ quy trình được mô tả ở hình 17.5.
0 nhận xét:
Post a Comment