ĐẠI PHÚC BÌ (vỏ quả cau)
Tên khoa học: Areca catechu L.; họ Cau (Arecaceae).
Bộ phận dùng: vỏ quả cau nhà. Vỏ quả khô, nhiều xơ xốp vàng, mềm, dai là tốt; cứng, mốc, đen là xấu.
Thành phần hóa học: Có các alcaloid như trong hạt cau nhưng tỷ lệ rất thấp như arecolin, guvacolin v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và vị.
Tác dụng: Hạ khí hành thủy, thông đại tiểu tràng. Làm thuốc trị thủy thũng.
Chủ trị:
- Dùng sống: Bụng tức trướng, thủy thũng, thông tiểu tiện.
- Dùng chín: An thai, bình vị
- Cao đặc: Trị đau đầu, phù thũng
Liều dùng Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Bệnh hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Trước hết nên rửa rượu rồi lấy nước đậu đen lại rửa qua, phơi khô, lùi vào tro nóng, thái nhỏ.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ủ mềm một đêm, xé tơi, phơi khô, thường dùng.
- Tẩm rượu sao qua (tùy theo đơn).
Bảo quản: Đậy kín để nơi cao ráo, tránh mốc, dược liệu cần phơi luôn hoặc sấy hơi diêm sinh sẽ trắng đẹp.
Ghi chú: Bẹ bọc buồng cau gọi là lưỡi mèo có nơi cũng gọi là đại phúc bì, thái nhỏ sao rồi sắc uống trị phù thũng, an thai.
0 nhận xét:
Post a Comment