Home » , » Chọn lựa, đóng gói và bảo quản dược liệu

Chọn lựa, đóng gói và bảo quản dược liệu

Đăng bởi Thai Nguyen on Thursday, July 5, 2012 | 6:13 AM

Chọn lựa, đóng gói và bảo quản dược liệu

 

1. Chọn lựa:

Việc chọn lựa mặc dầu đã được thực hiện một phần trong quá trình thu hái, tuy nhiên sau khi sấy khô nhất thiết phải chọn lựa lại trước khi đóng gói đưa ra thị trường để đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn quy định. Một số quy định thường được đề ra về:
1.   Tạp chất bao gồm các tạp chất hữu cơ (rơm rạ, vật lạ khác…) hoặc vô cơ (đất, cát…)
2.   Các bộ phận khác không phải bộ phận quy định được dùng (lá bị lẫn với cành, rễ lẫn với thân…)
3.   Màu sắc, mùi vị.
4.   Tỉ lệ vụn nát.
5.   Nhiễm mốc mọt.
Công việc chọn lựa chủ yếu tiến hành bằng tay, có thể dùng dụng cụ hoặc máy móc đơn giản như rây có các mắt khác nhau, quạt gió…

2. Đóng gói:

Mục đích của việc đóng gói là để bảo vệ dược liệu về mọi mặt trong thời gian vận chuyển hay bảo quản.
Khi đóng gói cần phải theo đúng tiêu chuẩn về loại bao bì, kích thước, khối lượng, hình dáng. Phải có nhãn ghi rõ: Tên dược liệu, khối lượng nguyên, khối lượng cả bì, nơi sản xuất, số kiểm soát. Nếu đóng gói nhỏ có thể dùng ngay thì trên nhãn phải ghi cả công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng.

3. Bảo quản:

Bảo quản dược liệu nhằm giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu để không bị giảm sút (nếu bảo quản không tốt thì dược liệu dễ bị nhiễm nấm mốc, sâu mọt, biến đổi màu sắc mùi vị). Trong thời gian bảo quản, dược liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Đặc biệt ẩm ướt là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu. Nếu dược liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong bao bì bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng sắt và dưới đáy có để chất hút ẩm.
Muốn bảo vệ dược liệu tốt thì phải xây dựng kho chứa đúng quy cách. Kho thường được xây dựng bằng các nguyên liệu chống cháy. Kho phải mát, thoáng gió, khô ráo. Giữa các giá phải có lối đi lại. Các dược liệu phải được xếp đặt theo từng khu vực để dễ tìm, dễ kiểm soát. Các dược liệu độc như cà độc dược, ô đầu, mã tiền… và các dược liệu có tinh dầu như hồi, đinh hương, quế, bạc hà… phải để riêng. Định kỳ phải theo dõi nấm mốc, sâu bọ.
Nấm mốc thường gặp thuộc các chi Arpergillus, Penicillium, Mucor, Rhizopus.
Sâu bọ trên dược liệu hay gặp các loại: mọt gạo (Sitophyllus oryzae), mọt thóc đỏ (Tribolium ferrugineum), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt thuốc (Siegobium paniceum)…
Khi dược liệu bị nấm mốc thì phải xử lý như rửa, lau nước hoặc lau cồn rồi phơi sấy lại, nếu nhiễm nặng thì loại bỏ. Nếu dược liệu bọ sâu mọt phương pháp đơn giản nhất là sấy ở 650C. Có thể sử dụng bức xạ γ Co80 chiếu từ 0,25KGy đến 1KGy. Dược liệu với số liệu ít và rất dễ sâu mọt thường được đựng trong những hộp hoặc thùng sắt kín và nhỏ xuống đáy thùng một vài giọt chloroform.
Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger