Home » , » THƯỜNG SƠN (Rễ) Radix Dichroae-(Dichroa febrifuga Lour.), họ Tú cầu (Hydrangeaceae)

THƯỜNG SƠN (Rễ) Radix Dichroae-(Dichroa febrifuga Lour.), họ Tú cầu (Hydrangeaceae)

Đăng bởi Thai Nguyen on Thursday, May 17, 2012 | 8:56 AM

THƯỜNG SƠN (Rễ)

Radix Dichroae

Rễ phơi hay sấy khô của cây Thường sơn  (Dichroa febrifuga Lour.), họ Tú cầu (Hydrangeaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, thường cong queo hoặc phân nhánh, dài 9 - 15 cm, đường kính 0,5 -2 cm. Mặt ngoài có màu vàng nâu, có sọc dọc nhỏ. Vỏ ngoài dễ bóc, chỗ bóc để lộ ra phần gỗ màu vàng nhạt. Chất cứng, khó bẻ gẫy, khi bẻ gẫy có bột bay ra. Mặt cắt ngang có màu trắng vàng, tia có màu trắng, xắp xếp theo hướng xuyên tâm. Không mùi, vị đắng.

Vi phẫu 

Lớp bần gồm vài hàng tế bào. Vỏ mỏng, có vài tế bào chứa khối nhựa hoặc tinh thể calci oxalat hình kim. Dải libe hẹp, có nhiều tinh thể calci oxalat hình kim. Tầng phát sinh libe - gỗ thành vòng lượn sóng không đều, gỗ chiếm phần chủ yếu (tất cả đều hoá gỗ). Tia gỗ rộng, hẹp khác nhau. Mạch hình nhiều cạnh, rải rác, đơn lẻ hay tập hợp lại, một số có chứa thể nút màu vàng. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột.

Định tính

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 70% (TT), đun hồi lưu trong cách thuỷ 15 phút, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, cho thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT) vào cắn, khuấy và lọc. Nhỏ 2 giọt  thuốc thử  Dragendorff (TT) vào dịch lọc, sẽ có tủa màu đỏ nâu.    

Độ ẩm

Không quá 12% (Phụ lục 5.16, 1 g, 1050C, 5 giờ).

Chế biến 

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế 

Bỏ tạp chất, phân loại rễ to, nhỏ, ngâm nước, ủ mềm, thái lát mỏng phơi hoặc sấy khô.
Sao tửu Thường sơn (chế rượu): Rễ thái lát tẩm rượu cho ướt đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa đến khi rễ có màu vàng thẫm, lấy ra để nguội. 100 kg rễ Thường  sơn cần 10 lít rượu.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, hàn, có độc. Vào các kinh phế, can, tâm.

Công năng, chủ trị

Triệt ngược, trừ đàm. Chủ trị: Sốt rét.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 5 - 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý

Dược liệu có tác dụng phụ là gây nôn, không dùng quá liều, có thai phải dùng thận trọng.
Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger