Home » , » Trạng thái thiên nhiên và vai trò của tinh dầu đối với cây

Trạng thái thiên nhiên và vai trò của tinh dầu đối với cây

Đăng bởi Thai Nguyen on Saturday, February 11, 2012 | 3:12 AM

4. Trạng thái thiên nhiên và vai trò của tinh dầu đối với cây

4.1. Phân bố trong thiên nhiên

Tinh dầu được phân bố rất rộng ở trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung nhiều ở một số họ: Họ Hoa tán - Apiaceae, họ Cúc - Asteraceae, họ Hoa môi - Lamiaceae, họ Long não - Lauraceae, họ Sim - Myrtaceae, họ Cam - Rutaceae, họ Gừng - Zingiberaceae v.v..

Một số động vật cũng có chứa tinh dầu: Hươu xạ, cà cuống...

 4.2. Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây:


Lá: Bạc hà, tràm, bạch đàn

Bộ phận trên mặt đất: Bạc hà, hương nhu

Hoa: Hoa hồng, hoa nhài, hoa bưởi

Nụ hoa: Đinh hương

Quả: Sa nhân, thảo quả, hồi

Vỏ quả: Cam, chanh

Vỏ thân: Quế

Gỗ: Long não, vù hương

Rễ: Thiên niên kiện, thạch xương bồ

Thân rễ: Gừng, nghệ

Trong cùng một cây, thành phần hoá học tinh dầu ở các bộ phận khác nhau có thể giống nhau về mặt định tính: Ví dụ như tinh dầu vỏ và lá quế Cinnamomum cassia thành phần chính đều là aldehyd cinnamic, nhưng cũng có thể rất khác nhau: Ví dụ tinh dầu vỏ và lá quế Cinnamomum zeylanicum (vỏ: aldehyd cinnamic, lá: eugenol), tinh dầu gỗ và lá vù hương Cinnamomum parthenoxylon(gỗ: safrol, lá: methyleugenol hoặc linalol).

4.3. Tinh dầu được tạo thành trong các bộ phận tiết của cây:


* Tế bào tiết:
-         Ở biểu bì cánh hoa: Hoa hồng
-         Nằm sâu trong các mô: Quế, long não, gừng...
* Lông tiết: Họ Lamiaceae: Bạc hà, hương nhu
* Túi tiết: Họ Myrtaceae: Tràm, bạch đàn, đinh hương.
* Ống tiết: Họ Apiaceae: Tiểu hồi, hạt mùi

4.4. Hàm lượng tinh dầu trong cây

Hàm lượng tinh dầu thường dao động từ 0,1% đến 2%. Một số trường hợp trên 5% như ở quả hồi (5 - 15%) và nơ hoa đinh hương (15-25%), quả màng tang (4-10%).

4.5.  Vai trò của tinh dầu trong cây:

Có nhiều tác giả cho rằng tinh dầu đóng vai trò quyến rũ côn trùng giúp cho sự thụ phấn của hoa. Một số khác cho rằng tinh dầu bài tiết ra có nhiệm vụ bảo vệ cây, chống lại sự xâm nhập của nấm và các vi sinh vật khác.

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger