Home » , » Isoflavonoid

Isoflavonoid

Đăng bởi Thai Nguyen on Thursday, February 9, 2012 | 1:33 AM

2. Isoflavonoid: Isoflavonoid bao gồm nhiều nhóm khác nhau: isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-arylcoumarin, coumaronochromen, coumaronochromon, dihyroisochalcon, homo-isoflavon . Isoflavonoid thường gặp trong họ Đậu - Fabaceae.
Isoflavan.
            Ví dụ glabridin là một thành phần flvonoid gặp trong rễ cam thảo.
Isoflav-3-ene.
            Ví dụ glabren cũng có trong rễ cam thảo.
Isoflavan -4-ol. (=Isoflavanol)
            Ví dụ lapathinol trong cây Polygonum lapathifolium.
Isoflavon.
            Isoflavon là nhóm lớn nhất của isoflavonoid. Có 364 chất đã biết. Daizein và một số chất khác có trong sắn dây (xem chương dược liệu chứa carbohydrat) là ví dụ.
Rotenoid.
            Nếu kể cả những dẫn chất 12 a-hydroxyrotenoid và dehydrorotenoid, cho đến nay đã có hơn 75 chất thuộc nhóm này đã được phân lập và xác định cấu trúc. Cấu trúc của nhóm là C6-C4-C6 vì có thêm 1 carbon do oxy hoá đóng vòng của các dẫn chất 2' methoxy isoflavon. Số thứ tự của carbon không theo qui tắc chung. Chất điển hình là rotenon có trong cây thuốc cá - Derris elliptica.
Pterocarpan:
            Ví dụ chất erythrabyssin II có trong rễ cây vông nem - Erythrina variegata.
Coumestan
            Ví dụ chất Wedelolacton có trong cây sài đất - Wedelia calendulacea và cỏ nhọ nồi - Eclipta alba. Puerarol[1] có trong cây sắn dây - Pueraria thomsonii


* Xem bài sắn dây, chương dược liệu chứa carbohydrat.
3-Arylcoumarin.
            Ví dụ chất pachyrrhizin có trong hạt củ đậu - Pachyrrhizus erosus
Coumaronochromen.
            Ví dụ chất Pachyrrhizomen có trong hạt củ đậu.
Coumaronochromon.
a-Methyldeoxybenzoin (=dihydroisochalcon).
Aryl benzofuran. ( có cấu trúc C6-C2-C6)
Homoisoflavon. ( có cấu trúc C6-C4-C6)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger