Cây Lá móng - Lawsonia inermis L., họ Tử vi - Lythraceae.
Cây nhỡ cao 3 - 4m, lá đơn nguyên, mọc đối. Hoa vàng, trắng, đỏ, thơm, mọc thành chùm gồm nhiều xim. Hoa nhỏ, quả nang bằng hạt tiêu, bao bọc bởi đài còn lại chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đỏ. Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Trước đây nhân dân ta dùng lá để nhuộm móng tay, móng chân trong dịp tết đoan ngọ nên mới gọi là lá móng.
Thành phần kháng khuẩn: Lawson (2-hydroxy-1,4 naphtoquinon)
Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm:
Mycobacterium tuberculosis, Aspergillus flavus, A. niger, A. fumigatus ở nồng độ 10 - 40mg/ml bị ức chế ngoài ra còn có tác dụng lên Acetobacter aceti, A. xylinum, Lactobacterium breve, L. plantarum, Hansenula anomala, Saccharomyces vini ở nồng độ 200- 1000mg/ml (theo Serbanospski và Subina, 1975).
Alb. el. Malek và các người khác (1973), từ dịch chiết lá bằng ethanol, tách bằng S.K.L.M. được 4 thành phần có tác dụng kháng khuẩn, trong đó xác định được 3: Lawson, 1, 4 - naphtoquinon và acid gallic. Tác giả thấy dịch chiết từ lá có diện kháng khuẩn rộng đối với các loại vi khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus, Brucella và Salmonella nhưng không tác dụng lên Pseudomonas aeruginosa và Candida albicans.
Trong lá móng còn có 5 - alloxy 7 - hydroxy - coumarin, các triterpenoid và các thành phần khác.
Công dụng.
Chữa lở loét, hắc lào, chữa ho, viêm khí quản.
Cây bóng nước - Impatiens balsamina L., họ Bóng nước - Balsaminaceae.
Cây bóng nước được trồng làm cây cảnh ở các vườn hoa. Hoa bóng nước có 3 dẫn chất naphtoquinon đã được phân lập: Lawson, 2-methoxy 1,4 - naphtoquinon (I) và 2, 3 - dimethoxy - 1, 4 - naphtoquinon (II). Chất (I) có tác dụng lên các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Candida albicans, Glaucoma piriformis, Sclerotina fructicola và một số vi khuẩn khác. Chất (II) có tác dụng lên Sclerotina fructicola.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
0 nhận xét:
Post a Comment