Home » , » TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG CỦA ANTHRANOID

TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG CỦA ANTHRANOID

Đăng bởi Thai Nguyen on Tuesday, January 31, 2012 | 5:17 AM

VIII - TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG:

            Các dẫn chất anthraglycosid, chủ yếu là các b-glucosid dễ hoà tan trong nước, không bị hấp thu cũng như bị thủy phân ở ruột non. Khi đến ruột già, dưới tác dụng của b-glucosidase của hệ vi khuẩn ở ruột thì các glycosid bị thủy phân và các dẫn chất anthraquinon bị khử tạo thành dạng anthron và anthranol là dạng có tác dụng tẩy xổ, do đó có thể giải thích lý do tác dụng đến chậm sau khi uống thuốc. Dạng genin thì bị hấp thu ở ruột non nên không có tác dụng.
            Do tác dụng làm tăng nhu động ruột nên với liều nhỏ các dẫn chất 1,8-dihydroxyanthraquinon dưới dạng heterosid giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng, liều vừa nhuận, liều cao xổ. Thuốc tác dụng chậm, 10 giờ sau khi uống mới có hiệu lực. Vì còn có tác dụng lên cơ nhẵn của bàng quang và tử cung nên dùng phải thận trọng đối với người có thai, viêm bàng quang và tử cung. Bài tiết qua sữa nên cần chú ý đối với các bà mẹ có con bú, bài tiết qua nước tiểu nên nước tiểu có thể có màu hồng.
            Các dẫn chất anthraglycosid còn có tác dụng thông mật.
            Hỗn hợp các dẫn chất anthraquinon có trong rễ cây Rubra tinctoria L. có tác dụng thông tiểu và có khả năng tống sỏi thận. Liên Xô cũ có một số chế phẩm từ dược liệu này. Ở Sapa, Nghĩa Lộ vùng Lai Châu có cây Thiên thảo Rubia cordifolia cũng có những dẫn chất anthraquinon tương tự như cây trên.
            Chrysophanol có tác dụng kháng nấm dùng để trị nấm, hắc lào, lang ben.
            Theo một số tác giả Nga thì các dẫn chất quinon đặc biệt là các dẫn chất anthraquinon có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thư. Xuất phát từ  acid chrysophanic vàmột số dẫn chất anthraquinon khác, người ta bán tổng hợp một số dẫn chất có N-, S- và gốc halogen có hoạt tính chống ung thư.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Chia sẻ bài viết này cho bạn bè :

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors
Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved
Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn
Nền tảng phát triển Blogger