III. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC.
Qua hầu hết các chất thuộc các nhóm coumarin nói trên ta luôn luôn thấy có nguyên tử oxy nối vào C-7 nên có thể coi tất cả các dẫn chất coumarin đều xuất phát từ umbelliferon .
Coumarin thuộc nhóm các hợp chất phenol nhưng phần lớn các nhóm OH phenol được ether hóa bằng nhóm CH3 hay bằng một mạch terpenoid có từ 1-3 đơn vị isoprenoid.
Trong tự nhiên, coumarin ít tồn tại dạng glycosid, nếu có thì mạch đường thường đơn giản, hay gặp là glucose, đôi khi là glc-glc hoặc glc-xyl.
Trong nhóm dihydrofuranocoumarin và dihydropyranocoumarin người ta đã phân lập được nhiều dẫn chất acyl. Những dẫn chất acylcoumarin này trước đây thường bị bỏ qua trong quá trình chiết xuất vì rất dể bị thủy phân đặc biệt ở môi trường kiềm. Các acid tham gia để tạo thành ester hay gặp là acid acetic, angelic, tiglic, isovalerianic, 2-methyl butyric.
Người ta cho rằng các dẫn chất 6 hay 8 isoprenylcoumarin đóng vòng với nhóm OH ở vị trí C-7 sẽ tạo thành các dẫn pyranocoumarin. Nếu mạch isoprenyl bị epoxy hóa thì sự đóng vòng với nhóm OH ở C-7 sẽ tạo thành các dẫn chất furanocoumarin.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢONgô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 nhận xét:
Post a Comment