NAM TINH
Tên khoa học: Typhonium divaricatum Decne., Họ ráy (Araceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ). Có củ cái xung quanh củ non; củ tròn, ngoài xám đen, trong sắc trắng. Thường lấy củ cái to bàng quả trứng gà làm nam tinh và củ con bé hơn là bán hạ.
Là củ chóc chuột chia làm 3 phần, phần lớn ở giũa, hai phần bên như 2 cánh xòe ra.
Cây chóc chuột thường có ở khắp nơi nên trồng trọt và thu hái dễ hơn cây chóc ri.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, đắng, ngứa, tính ẩm, có độc, đởm tinh thì tính bình, vị đắng hơi cay. Vào 3 kinh phế, can và tỳ.
Tác dụng: Giáng khí, tiêu đờm thấp. Nói chung giống như bán hạ nhưng có mạnh hơn.
Công dụng: Trị ho, chỉ ẩu thổ thương hàn, trị bạch đái, bạch trọc.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 18g.
Kiêng kỵ: âm huyết hư, tân địch kém không nên dùng.
Cách bào chế:
Nam tinh chế: giống như chế bán hạ
Đởm tinh: cách bào chế như sau:
Theo Trung y:
Một cân nam tinh chế thì cần khoảng 2kg nước mật bò. Bỏ bột nam tinh vào chậu, lấy nước mật bò đổ vào trộn đều, mùa hè phơi nắng, mùa đông sấy than, làm cho nó mốc meo. Sau 15 ngày lại cho nước mật bò, đổ vào nồi đồ liền 3 ngày, lại để cho lên mốc meo, sau mỗi ngày quấy lên một lần. Sau 1 tháng lại làm như trên (3 lần). Cuối cùng sấy nhẹ cho đến khô. Đem đồ lại lần nữa cho nó mềm dịu, xúc bỏ vào túi mật treo khô là được.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lấy nam tinh sông tán bột. Dùng túi mật bò (không dùng mật trâu) đổ mật ra. Lấy một số bột tương đương với túi mật nhào trộn đều, bỏ vào túi mật như cũ, buộc chặt phơi trên giàn bếp cho khô (6 tháng). Sau đó làm lại 3 - 4 lần như trên là được.
Bảo quản: Rất dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín, có thể sấy hơi diêm sinh.
0 nhận xét:
Post a Comment