NGÔ CÔNG (con rết rừng)
Tên khoa học: Scolopendra morsitans L.; Họ rết (Scolopendridae)
Bộ phận dùng: Cả con khô, còn nguyên con, dài 7 - 15cm đầu vàng, lưng đen, chân bụng đỏ vàng là tốt.
Thành phần hóa học: Có hai chất độc gần giống chất độc của nọc ong, có 70% chất đạm, độ tro hơn 4%.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn, có độc. Vào kinh can.
Tác dụng: Trừ phong, dẹp cơn kinh, giải độc rắn.
Chủ trị: Trị kinh giản, chứng co giật, bệnh uốn ván rốn, cấm khẩu, tràng nhạc, chốc đầu, sưng tấy, rắn cắn.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng ngô công thì lấy mùn cưa hoặc mọt trong gỗ cùng sao cho mùn cưa cháy đen, bắc ra sàng bỏ mùn cưa, lấy dao tre cắt bỏ chân và vảy mà dùng (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Bào chế để dùng ngoài: dùng ngoài thì để cả con:
Ngâm rượu 900 càng lâu càng tốt để trị mụn nhọt.
Làm cao dán ngoài thì đun sôi dầu và sáp ong rồi cho bột ngô công tán nhỏ vào, quấy đều lên, cho vào lọ rộng miệng để nguội; hoặc có thể phối hợp với con bọ hung (đồng lượng), cả hai con đều tán bột, nấu như trên.
- Bào chế để uống: rửa sạch, bỏ đầu, đuôi và chân. Tẩm rượu để mất mùi hôi, rồi lại tẩm gừng, sao với gạo nếp (gạo đã tẩm ướt) khi gạo vàng đều là được hoặc gói vào lá sen rang lên, khi lá sen vàng là được. Sau đó tán bột đựng lọ kín.
Ghi chú: Loại dùng làm thuốc có thể ăn được. Bắt được thì lấy nước nóng già đổ vào; đe nó đái, mửa, ỉa, rửa nhiều lần như vậy, rồi muối như cá đế ăn.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín; tránh làm gẫy, tránh ẩm, nát, sâu bọ.
0 nhận xét:
Post a Comment