MẪU LỆ (vỏ hầu)
Tên khoa học: Ostrea sp.; Họ mẫu lệ (Ostridae)
Bộ phận dùng: vỏ cứng con hầu to bằng bầu tay, dày, trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn la tốt.
Thành phần - hóa học: có Carbonat calci (80 - 95%), phosphat calci v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính bình, hơi lạnh. Vào kinh can, đởm và thận.
Tác dụng: Làm mềm khối cứng, cố tràng, hóa đờm.
Chủ trị: Hóa đờm, trị băng huyết, bạch đới, di tinh, đau dạ dày có nhiều dịch vị.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, phơi khô. Có 3 cách điều chế:
+ Cho vào nồi đất trét kín, nung cho đến khi chín đỏ là được, miếng nào chưa đỏ thì đem nung lại, tán bột mịn.
+ Dựng gạch lên ba phía, trải lớp trấu lẫn than củi rồi lớp mẫu lệ, làm như vậy cho đến hết (để 1 lỗ ở giữa để thông hơi), trên cùng có phủ lớp than và trấu, đốt từ dưới lên. Khi được thì vỏ hầu bóp mềm, vụn, xúc ra, tán bột mịn.
+ Nếu số lượng ít, nung trực tiếp trên than hồng, thấy đỏ là được, tốn bột mịn.
+ Bột có thể tẩm ít giấm tùy theo đơn để trị bệnh về can huyết (1.000g bột dùng 100ml giấm)
Bảo quản: Bột màu xanh nhạt là tốt, để nơi khô ráo.
0 nhận xét:
Post a Comment