MẠN KINH TỬ (cây quan âm)
Tên khoa học: Vitex trifolia L.; Họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Quả nhỏ bằng hạt tiêu, chắc cứng, vỏ dày, sắc xám đen, có mùi thơm đặc biệt, không lẫn tạp chất là tốt. Quả non, xốp, ít mùi thơm là xâu.
Thành phần hóa học: Tinh dầu (chủ yếu là camphen và pinen), còn có rượu diperten và terpenylacetat.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính hơi hàn. Vào ba kinh can, phế, bàng quang.
Tác dụng: Tán phong nhiệt, mát huyết.
Công dụng: Cảm cúm nhức đầu, chóng mặt, đau mắt (mắt đau nhức), tê thấp, co giật.
Liều dùng: Ngày dùng 6- 12g.
Kiêng kỵ: nhức đầu, đau mắt do huyết hư không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
+ Dùng mạn kinh tử thì bỏ tai, tẩm rượu một lúc, đồ chín độ 3 giờ, phơi khô dùng (Lôi Còng)
+ Bỏ tai, giã nát dùng (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Sấy bỏ tạp chất, dùng sống (thường dùng).
+ Tẩm rượu sao qua dùng trong trường hợp phong thấp cả co giật.
+ Hạt, lá làm gối gối đầu để trị đau đầu, nhức mỏi.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
0 nhận xét:
Post a Comment