TRẠCH TẢ
Rhizoma Alismatis
Dược liệu là thân rễ gọt vỏ phơi hay sấy khô của cây trạch tả - Alisma plantago aquatica L., họ Trạch tả - Alismataceae.
Trạch tả Trung quốc là loài A.orientalis (Sam.) Juzep.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo cao 0,6-1 m. Lá mọc thành cụm ở gốc. Phiến là hình trứng đỉnh nhọn. Hoa hợp thành tán, đều, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa màu trắng, 6 nhị, nhiều lá noãn rời nhau xếp xoắn ốc. Quả phức. Thân rễ trắng hình cầu hay hình con quay.
Trạch tả có mọc hoang ở các ruộng lầy Lào Cai, Bắc Thái, ngoài ra có trồng bằng hạt ở nhiều nơi: Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng, Nam Hà.
Thu hái chế biến
Ở cây không để lấy giống thì bấm bỏ hoa cho to củ. Mỗi năm thu hoạch 2 vụ, vụ tháng 6 và vụ tháng 12. Nhổ cả cây, cắt bỏ thân , lá, gọt sạch rễ con sấy khô. Loại đường kính trên 3 cm, khô, chắc, màu trắng ngà, nhiều bột, không mốc mọt là loại tốt.
Bột
Màu trắng ngà, mùi hơi thơm vị hơi ngọt. Soi kính hiển vi thấy: nhiều hạt tinh bột hình trứng hay hình cầu, có hạt kép 2-3. Mảnh mô mềm gồm tế bào tròn chứa tinh bột. Mảnh mạch.
Chú thích: Các chất alisol nói trên có cấu trúc protostan.
Thành phần hóa học
- Tinh bột 23%
- Cac dẫn chất Triterpenoid: alisol A, Alisol B, alisol A monoacetat, alisol B monoacetat, alisol C, epialisol, 11-deoxyalisol C, alisol D và sitosterol 3-0-6 stearoyl-b-D glucopyranosid.
- Iod 6,10 mg/kg, Mn 1,2%.
- Alisol A R1= R2=R3 = H - Alisol monoacetat R1=R3=H R2=Ac - Epialisol (= epimer của alisol A ở C-23 hoặc C-24) | - Alisol B R=H - Alisol B monoacetat R=Ac |
Tác dụng và công dụng
Thí nghiệm trên lâm sàng cho thấy trạch tả tăng thải Na, Cl và urê trong nước tiểu, làm hạ cholesterol của huyết tương, bảo vệ chức năng gan.
Trong Đông Y, trạch tả được dùng làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu tiện ít, nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau buốt, chức phận của thận kém mà gây phù. Trạch tả còn được dùng để làm hạ cholesterol và lipid máu.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0 nhận xét:
Post a Comment